Tháp nước ở Việt Nam Tháp nước

Tháp nước Hàng Đậu Hà Nội thế kỷ 19

Tháp nước tại Việt Nam xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 tại các đô thị do người Pháp quy hoạch và xây dựng như Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế, thành phố Hải Dương, thành phố Nam Định, thành phố Thái Bình, thành phố Phan Thiết, thành phố Biên Hòa...

Tháp nước Hàng Đậu, công trình xây dựng năm 1894 (xây trước cả cầu Long Biên), nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng. Tháp có đài nước(bồn chứa nước) khổng lồ bằng thép dung tích 1.250 m3, xây trên đỉnh 8 bức tường đá có khoảng cách đều đặn như nan quạt. Hệ thống đường ống dẫn lên, xuống với những chiếc van bằng sắt vẫn nguyên vẹn, phủ đầy bụi.Tường của công trình này xây bằng đá hộc, những chấn song sắt và những vòm cửa sổ, cùng cái mái tôn của một toà tháp cao tới 25 mét tính đến chóp.Cuối thế kỷ XIX, dân số Hà Nội trong đó có một cộng đồng người Âu khá đông đảo đang đòi hỏi được cung cấp nước sạch, lại gặp mấy trận dịch nặng nề đến nỗi người đại diện cho nước Pháp đứng đầu ở xứ sở này là ông Thống sứ Paul Bert cũng mắc bệnh lỵ mà chết, khiến người Pháp phải hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch theo lối châu Âu, thay vì nguồn nước giếng, nước mưa hay nước ao, hồ đánh phèn theo kiểu dân gian.

Tháp nước Hàng Đậu ngày nay

Vào năm 1894, hai nhà máy nước đã được xây dựng: Một ở phía Yên Phụ chuyên cũng cấp cho khu Thành cổ - lúc này là nơi tập trung quan chức và binh lính người Âu cùng với khu dân cư "36 phố phường"; một nhà máy nữa ở Đồn Thuỷ - lúc này đã được chuyển thành bệnh viện và một vài công sở của người Âu từ vùng đất nhượng địa lan dần ra phía Tràng Tiền và quanh Hồ Gươm.Vì thế, ngoài Tháp nước Hàng Đậu còn có tháp Đồn Thuỷ, nhưng hiện tại nằm sâu ở cuối phố Đinh Công Tráng, ít người biết đến.

Vì phải chịu tải trọng của một khối nước có dung tích tới 1.250 m3 nước (tương đương 1.250 tấn) chứa trong một bể bằng thép đặt ở trên cao (mép sát nóc 21m) nên toà nhà phải rất kiến cố với những bức tường đá xây theo vòng tròn, bức ngoài cùng có đường kính dài tới 19m và hệ thống tường chịu lực hỗ trợ, thông nhau bởi những vòm cửa. Đá tảng dùng để xây được lấy từ đá hộc dỡ của thành cổ do cô Tư Hồng thầu phá.

Chính nhờ những tháp nước này mà mộ bộ phận cư dân lớp trên được hưởng thụ "nước máy". Nước từ độ cao của Tháp có áp lực chảy vào hệ thống đường ống dẫn, ban đầu chủ yếu tới những vòi nước máy công cộng đúc bằng gang đặt rải rác trên các đường phố, rồi dần dần vươn tới các công thự và nhà riêng.

Một thời gian dài, 2 tháp nước này đã đáp ứng về căn bản nhu cầu nước cho cư dân nội thành Hà Nội cho đến khi Hà Nội phát triển áp dụng những công nghệ mới, khiến 2 khối kiến trúc này không còn đảm nhiệm công năng ban đầu là tháp nước nữa. Riêng Tháp Hàng Đậu, do vị trí đắc địa của nó nên đến nay vẫn sừng sững như một nhân chứng già nua nhưng vẫn tạo nên ấn tượng về sự cổ xưa của Hà Nội.[9]

Tháp nước là biểu tượng của thành phố Phan Thiết. Tháp nước được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934, do kiến trúc sư Hoàng thân Xuphanuvông (Lào) thiết kế, do nhà thầu Ưng Du đảm trách. Có những chữ "U.E.PT" (viết tắt của "Usine Des Eaux de Phan Thiet") được kiến trúc bằng các mảnh sứ chén kiểu ngày xưa ghép lại theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp nước.[10]

Tháp nước Biên Hòa được xây dựng vào năm 1960, nằm trên quảng trường thành phố Biên Hòa.(cần bổ sung thông tin)

  • Tháp nước Sài Gòn

1- Tháp nước cổ ở Sài Gòn vị trí chưa xác định (cần bổ sung thông tin)

2- Tháp nước nằm trong khuôn viên Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), địa chỉ: Số 1 Công trường Quốc tế, quận 3. Đây là tháp nước thứ hai ở Đông Dương được xây dựng năm 1886, sau tháp nước đầu tiên được xây dựng năm 1879 tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay và bị phá bỏ năm 1921. (cần bổ sung thông tin) [11]

3- Tháp nước Thủ Đức xây dựng năm 1969

Tháp nước trong hệ thống cấp nước cho thành phố Hải Dương được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20 tại khuôn viên Nhà thiếu nhi Hải Dương.

  • Tháp nước Dã Viên, TP Huế

Tháp nước được xây trên đảo Cồn Dã Viên, TP Huế với thân tháp đồ sộ, soi bóng xuống dòng sông Hương tạo thành một cảnh quan tuyệt đẹp.

Nhà Tròn là cái tên được người dân địa phương dùng để gọi kiến trúc hình trụ tròn cao 20m ngay trung tâm thành phố Bà Rịa, vốn là tháp nước hay lầu nước (Chatoau deau) được chính quyền Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Hiện nay Nhà Tròn được chính quyền và nhân dân địa phương tôn tạo tu bổ, gìn giữ và bảo vệ. Nhà Tròn giờ là tụ điểm văn hoá, đọc sách báo.Di tích Nhà Tròn nằm ở giao điểm giữa đường 27 tháng 4 và Cách mạng Tháng Tám, P. Phước Hiệp, ngay trung tâm Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tháp nước Nhà Tròn thành phố Bà Rịa

Nhà tròn được người Pháp xây dựng từ những ngày đầu xâm lược Việt Nam với hình dáng khá đặc biệt. Kiến trúc chính của nhà tròn là một tháp chứa nước hình tròn, chiều cao từ chân lên đỉnh là khoảng 20m, có mái che bằng tôn, đường kính 7,2m. Tháp được đỡ bằng 8 trụ xi măng cốt sắt, liên kết với nhau bởi các xà ngang, 2 ống dẫn nước lên và 1 ống dẫn nước từ bồn xuống. Thanh sắt cũng được gắn vào dùng cho việc di chuyển lên xuống tháp nước. Dưới chân Nhà Tròn là một nhà bát giác, cạnh dài 6m, cao 4m, dùng làm nhà làm việc cho nhân viên.

Nhà tròn là điểm giao lưu chính của các con đường. Phía Tây là lộ 15 nối liền thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa qua Bà Rịa đến Vũng Tàu, phía Bắc là lộ 2 nối với Xuân Lộc, phía Đông là tỉnh lộ 23 ra Đất Đỏ, phía Nam từ Long Hải theo đường 44 ra tỉnh lộ 23 xuống. Chính vì thế, Nhà Tròn vốn là một đài quan sát từ xa rất tốt.

Năm 1945 sau khi đảo chính Pháp, phát xít Nhật cho đặt một bộ hệ thống loa báo động gồm sáu cái bên dưới bồn nước, hiện những loa báo động này vẫn được giữ nguyên, có thêm các loa truyền thanh của đài truyền hình huyện Châu Thành. Dưới mái Nhà Tròn, chim én về làm tổ với đủ hình dáng. Mỗi sáng sớm hay chiều về, hàng ngàn chim én bay lượn quanh di tích tạo nên không khí đầy sinh động.

Chung quanh Nhà Tròn là một loạt các công sở, biệt thự do Pháp xây dựng với đường nét kiến trúc cổ như Hội đồng xã Phước Lễ nay là UBND thành phố Bà Rịa, nhà dành riêng cho sĩ quan. Năm 1954, nơi đây là trụ sở của Thanh niên tiền phong Bà Rịa nay là Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Châu Thành. Bungalow, nơi ăn uống vui chơi dành riêng cho sĩ quan gần giống như khách sạn nay là Công đoàn huyện Châu Thành, trụ sở sĩ quan gần giống như khách sạn hiện được chuyển thành Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện Châu Thành.[12]

  • Tháp nước Phan Thiết về đêm
  • Tháp nước Hải Dương
  • Tháp nước Dã Viên, TP Huế

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tháp nước http://www.catsupbottle.com/ http://www.citypassguide.com/vi/diem-den/phan-thie... http://www.flavorwire.com/319722/10-industrial-wat... http://books.google.com/books?id=6NKgGccPRF0C&lpg=... http://books.google.com/books?id=i9dAAAAAIAAJ&dq=W... http://www.mwra.com/04water/html/historypaper/kemp... http://www.ohiobarns.com/othersites/watertowers/mn... http://www.watertowers.de/ http://home.comcast.net/~radiojeep/WaterTowers/ http://watertank.net/why-we-use-plastic.html